• 0399.88.1115
  • Số 5, ngách 42, ngõ 106 Hoàng Quốc Việt
  • Các ngày trong tuần: 8:00 -20:00

MIND MAP – SƠ ĐỒ TƯ DUY VẼ ĐƯỜNG ĐẾN THÀNH CÔNG

1.Sơ đồ tư duy là gì ? (Mind map)

“Sơ đồ tư duy là công cụ có thể thay thế toàn bộ lối tư duy hàng lối đã định sẵn trong bộ não. Công cụ này có thể vươn ra mọi hướng để nắm bắt những suy nghĩ từ mọi góc độ.”

Michael Michalko – Trích từ “Cracking Creativity” 

(Tạm dịch: Sự sáng tạo tuyệt vời)

2. Giá trị của việc kết hợp não phải và trái thông qua việc dùng Mind map

Các nghiên cứu sâu hơn về chức năng của não trái và phải chỉ ra rằng, những điểm mạnh và yếu trong các kĩ năng của một người chủ yếu bắt nguồn từ thói quen. Nếu một người không giỏi trong một lĩnh vực nào đó, nay được chỉ dẫn, huấn luyện thì kỹ năng này sẽ tăng lên và họ có thể rất giỏi trong lĩnh vực đó.

Chỉ tập trung vào các kĩ năng của một bên bán cầu não thì không khác gì tạo ra trí tuệ nửa vời. Cụ thể hơn, chúng ta chỉ đạt đến 1% khả năng trí tuệ thực sự của mình. Và nguyên nhân của tình trạng này là do không hiểu đc rằng não bộ con người hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc: nguyên tắc liên hợp và nguyên tắc lặp lại. (tức là cần có sự phối kết hợp giữa các bộ phận và sự nhắc lại).

Điều này sẽ được ứng dụng đồng thời khi chúng ta sử dụng cả não trái và phải để hình thành sơ đồ tư duy.

3.Một số lợi ích của Sơ đồ tư duy 

  • Nhìn mọi việc từ góc độ tổng quan lẫn chi tiết
  • Tăng khả năng tập trung, sự sáng tạo, giải quyết vấn đề, ghi nhớ ngắn hạn và dài hạn 
  • Sàng lọc và sắp xếp suy nghĩ
  • Học tập nhanh hơn, hiệu quả hơn 
  • Tiết kiệm giấy, hạn chế phá rừng, qua đó góp phần bảo vệ môi trường

4.Chuẩn bị để vẽ Sơ đồ tư duy

  • Một trang giấy bất kỳ
  • Các loại bút (tùy thuộc vào bạn, nên có bút màu)
  • Bộ não của bạn
  • Trí tưởng tượng của bạn

5.Các loại sơ đồ tư duy: 6 loại

5.1 Circle Map (Sơ đồ vòng tròn)

Mục đích của sơ đồ vòng tròn là động não về 1 ý tưởng bằng cách sử dụng các thông tin mà chúng ta đã biết. Sơ đồ vòng tròn bao gồm một vòng tròn lớn bên ngoài và một vòng tròn nhỏ bên trong. Vòng tròn bên trong là chủ đề chính hoặc ý tưởng trung tâm. Xung quanh nó là vòng tròn lớn là nơi diễn đạt ý tưởng khác tương ứng.

Hình ảnh minh họa

 

5.2 Bubble Map (Sơ đồ bong bóng)

Mục đích của sơ đồ bong bóng là xác định chủ đề chính với các cụm từ cụ thể. Trong trường hợp này, vòng tròn trung tâm xuất hiện với các vòng tròn hoặc bong bóng khác bao quanh. Mỗi vòng tròn được kết nối sẽ bao gồm các tính từ hoặc cụm từ xác định.

Hình ảnh minh họa

5.3 Tree map (sơ đồ cây)

Sơ đồ cây giúp ích rất nhiều trong việc phân loại và sắp xếp thông tin. Về mặt trực quan, sơ đồ cây giống như một cái cây thật với nhiều nhánh. Phần trên cùng hoặc dưới cùng là tiêu đề hoặc chủ đề chính, bên dưới/ trên là các chủ đề phụ. Tiếp đó là các chủ đề phụ là thông tin liên quan, chi tiết hơn.

Hình ảnh minh họa

5.4 Flow Map (sơ đồ luồng)

Sơ đồ luồng là biểu diễn trực quan về quá trình, tiến trình hoặc tổ hợp các hướng dẫn. Chủ đề chính được gắn bên ngoài sơ đồ. Các hình chữ nhật được kết nối tạo thành các bước trong tiến trình hoặc quá trình giải thích của sơ đồ.  


Hình ảnh minh họa

5.5 Multi Flow (Đa luồng)

Sơ đồ đa luồng (nhiều luồng) bắt đầu với chủ đề chính ở giữa và các nhánh lớn nhỏ ở xung quanh nhằm thể hiện nội dung chi tiết hơn. 

Hình ảnh minh họa

5.6 Brace Map (sơ đồ dấu ngoặc “{“)

Sơ đồ dấu ngoặc giúp phân tích các phần của vật thể và mối quan hệ giữa chúng. Xét theo trực quan, một sơ đồ dấu ngoặc trông giống như một sơ đồ cây ngang. Loại sơ đồ này thường phân tích một đối tượng cụ thể hoặc tình huống thực tế. Các khái niệm và ý tưởng không phù hợp với sơ đồ này.

Hình ảnh minh họa

  • Hướng dẫn tạo lập 1 sơ đồ tư duy 
  • B1: Lật trang giấy nằm ngang hoặc dọc (tùy loại sơ đồ tư duy), hãy bắt đầu từ chính giữa trang giấy, phần trên hoặc góc trên bên trái của trang giấy, tùy thuộc vào loại sơ đồ tư duy. 

Cách thức đó tạo khoảng không tự do cho bộ não để tỏa ra mọi ý tưởng một cách thoải mái và tự nhiên.

  • B2: Viết in hoa thật lớn tên chủ đề, hoặc dùng một hình vẽ/ ảnh chụp/… bất kỳ để đặt vào vị trí bắt đầu trong sơ đồ tư duy của bạn.

Chữ in lớn sẽ làm cho sơ đồ rõ trọng tâm, dễ nhìn. Hình ảnh có thể cho bạn những hào hứng, liên tưởng, tạo ra động lực để vẽ tiếp trí tưởng tượng của mình, đồng thời bức hình ở giữa giúp bạn tập chung vào chủ điểm và cảm thấy hứng thú hơn.

Ý tưởng trung tâm cho bản đồ tư duy đầu tiên 

  • B3: Bạn nên dùng vài màu sắc khác nhau (không nên quá nhiều sẽ gây rối mắt) và dành cho mỗi nhánh một màu sắc riêng.

Sự kết hợp cả hình ảnh và màu sắc sẽ khiến cho bạn cảm thấy hưng phấn và mang đến cho bản đồ tư duy tính cộng hưởng lẫn sức sống.

Bức tranh với các nhánh xuất phát từ giữa 

thể hiện những ý tưởng chính của bạn về kỳ nghỉ sắp tới

  • B4: Tùy vào cấu trúc của từng loại biểu đồ, chúng ta viết tiếp những ý phụ/ vẽ tiếp những nhánh chính và nhánh phụ để thể hiện ý chi tiết hơn. Có thể đánh số thứ tự để sơ đồ dễ được bao quát và được làm rõ hơn. 

Bộ não của chúng ta vốn dĩ theo khuynh hướng liên hệ nhiều thứ lại với nhau. Nếu bạn xâu chuỗi lại, bạn sẽ thấy mọi thứ dễ hiểu và dễ nhớ hơn nhiều.

Note: 

  • Nên dùng một TỪ KHÓA cho mỗi nhánh lớn và rút ngắn từ ngữ trong các nhánh nhỏ. Điều này giúp sơ đồ tư duy của bạn được ngắn gọn, khoa học và dễ nhớ hơn, những từ ngữ cũng không bị ràng buộc và cho phép bạn dễ dàng bật ra những ý tưởng mới.  
  • Đối với 1 số sơ đồ như sơ đồ dấu ngoặc hay đa luồng, các nhánh nên vẽ dáng CONG, vì những đường thẳng chỉ khiến não bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản hơn.
  • Nên sử dụng kí hiệu trong sơ đồ tư duy. Điều này hạn chế chữ viết trong sơ đồ của bạn, đồng thời tạo cho bạn nhiều liên tưởng hơn.
  • B5: Bổ sung hình ảnh xuyên suốt sơ đồ tư duy

Thao tác này không chỉ giúp tổng quan sơ đồ đẹp mắt hơn mà còn giúp bản đồ mang nhiều ý nghĩa hơn thông qua mỗi hình ảnh.

Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh sau khi đã hoàn thành bước 4 và bước 5

Tìm khóa học
Học thử miễn phí